Đã cho vào giỏ hàng
Đã thêm vào danh sách ưa thích

Chuông nguyện hồn ai

Thông tin sản phẩm

Chuông nguyện hồn ai là một trong những tác phẩm lớn của Hemingway, của văn học tiến bộ nước Mỹ, của văn học hiện đại thế giới, ông là một người đa tài với nhiều cống hiến lớn cho cách mạng cũng như văn học

TV222-01
Còn hàng
108.000đ 108.000đ
(Đã gồm VAT)
NA
Trung Quốc
NA

Chi tiết sản phẩm

Chuông nguyện hồn ai

Nhà xuất bản: Văn Học

Tác giả: Ernest Hemingway

Năm xuất bản

Số trang: 558

Khổ sách: 13x19 cm

Dạng bìa: Bìa mềm

Chuông nguyện hồn ai là một trong những tác phẩm lớn của Hemingway, của văn học tiến bộ nước Mỹ, của văn học hiện đại thế giới. Ông là một người đa tài với nhiều cống hiến lớn cho cách mạng cũng như văn học.

Trong Chuông nguyện hồn ai, chúng ta tìm được những đoạn trữ tình sâu sắc ca ngợi tâm hồn cao cả của con người, tình bạn, tình yêu cảm động giữa Jorđan và Maria trên đoạn đường đi tìm En Xorđô và đêm cuối cùng của đời anh; ca ngợi lòng dũng cảm nhưng cao quý của En Xorđô, Axenmô, Pila… Trong tác phẩm còn có những đoạn mô tả chiến dịch quân sự một cách đầy đủ, chính xác; những đoạn mô tả sắc nét và sinh động phong tục và tập quán sinh hoạt của người dân Tây Ban Nha.

Trích đoạn

“Anh nằm sấp trên mặt đất màu nâu phủ đầy lá thông trong rừng, cầm tựa vào đôi cánh tay gập lại, cao cao trên đỉnh đầu anh, gió thổi trong ngọn thông. Sườn núi nơi anh nằm dốc thoai thoải, mé dưới thì dựng đứng, từ đó có thể nhìn thấy con đường trải nhựa đen ngoằn ngoèo bò qua đèo. Một con suối chảy men bên đường và xa xa phía dưới đèo anh nhìn thấy một xưởng cưa bên bờ suối và nước ở chỗ đập đổ xuống, trắng xóa trong ánh nắng hè.

Anh hỏi:

- Xưởng cưa đấy phải không?

- Phải

- Tôi không nhớ ra đấy.

- Họ xây từ khi anh đi. Xưởng cũ ở xa dưới nữa, phía dưới đèo.

Anh giở bản đồ tham mưu chụp lại trải ra mặt đất và chăm chú xem. Ông cụ già, người thấp nhưng khoẻ mạnh, mặc một chiếc áo khoác đen của nông dân và một chiếc quần vải xám dầy cộp, đi giày vải đế bên thừng, nghé nhìn qua vai anh. Ông cụ thở hổn hển vì vừa leo núi và đặt bàn tay lên một trong hai chiếc ba lô nặng mà hai người đã mang lên tới đây.

- Thế từ chỗ này không nhìn thấy cầu à?

- Không, - ông cụ trả lời. - Chỗ này đèo không dốc mấy, suối chảy từ từ. Dưới nữa, chỗ đường ngoạt khuất sau đám cây, đèo dốc hẳn xuống và ở đó có một cái khe rất hẹp.

- Tôi nhớ ra rồi.

- Vắt ngang khe là cái cầu.

Trạm gác của chúng nó ở đâu?

- Ở chỗ xưởng cưa mà anh nhìn thấy kia, có một trạm gác.

Người trẻ tuổi đang xem xét địa hình, lấy ở trong túi áo sơ mi dạ màu kaki đã bạc phếch ra một cái ống dòm, anh lấy khăn tay lau mắt kính, vạn ống kính cho đến khi đột nhiên anh nhìn thấy rõ ràng xưởng cưa và cả cái ghế dài đặt bên cửa, một đống mạt cưa lớn phía sau cái nhà trống, ở đó đặt chiếc máy cưa vòng và một phần con đường dốc để kéo gỗ từ trên núi xuống ở bên kia bờ suối. Qua ống kính, con suối hiện ra sáng rõ và phẳng lặng và dưới vòng nước đổ từ đập xuống, gió thổi bọt bay tung toé.

- Không thấy có lính gác nhỉ?

Ông cụ già nói:

Có khói ở xưởng cưa bốc lên và có cả quần ái phơi trên một cái dây.

- Tôi có trông thấy, nhưng không thấy có lính gác

- Có lẽ nó đứng trong bóng râm, - ông cụ già giải thích. - Giờ này ở đó nóng lắm. Có lẽ nó đứng trong bóng râm về phía cuối, chúng ta không nhìn thấy.

- Có lẽ thế. Trạm gác sau trạm này ở chỗ nào?

- Dưới cầu, ở chỗ cái lều của người phu chữa đường, chỗ cây số năm dính từ đỉnh đèo xuống.

Anh trỏ vào xưởng cưa:

- Ở đấy chúng có bao nhiêu người?

- Hình như có bốn đứa và một thằng cai.

- Thế còn ở dưới?

- Nhiều hơn. Tôi sẽ hỏi được.

- Thế còn ở cầu?

……”

 

Bình luận

Trang chủ
Giỏ hàng
Hot Sale
Tài khoản