Muốn đúng chính tả, cuốn sách là tài liệu để không chỉ các em học sinh hiểu và tìm về với Ngôn ngữ chuẩn mực của Tiếng Việt, mà cả các tầng lớp khác trong xã hội
Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu thanh điệu và và sự dụng các âm, dấu vô cùng phức tập. Không chỉ có vậy việc phân hóa các vùng miền đã tạo nên những cách phát âm khác nhau từ đó các viết cũng sẽ khác nhau. Ngày này cùng với sự phát triển của xã hội và người Việt đã lựa chọn tiếng Kinh làm tiếng phổ thông vì vậy việc viến chuẩn chính là là điều bắt buộc đối với bất cứ ai sử dụng tiếng Việt, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên, giáo viên, những người làm công việc biên tập sách báo, soạn thảo văn bản, công văn, giấy tờ hành chính. Chính vì vấn đề này cuốn sách Muốn dùng đúng chính tả - GS. Nguyễn Lân, là tài liệu để không chỉ các em học sinh hiểu và tìm về với Ngôn ngữ chuẩn mực của Tiếng Việt, mà cả các tầng lớp khác trong xã hội. Với mục đích giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và hiểu hơn Tiếng Việt, qua đó trách được sự hiểu sai hoặc chê cười nhau khi phát âm và dùng từ ngữ tiếng việt khác nhau do địa lý vùng miền
Cấu trúc sách gồm hai phần chính:
Phần I. Mấy nguyên tắc về chính tả
Phần II. Từ vị chính tả
Muốn viết đúng chính tả tiếng Việt, trước hết phải học nhiều năm trong nhà trường để nắm chắc từng quy tắc chính tả của tiếng Việt, đồng thời phải thường xuyên quan sát, rèn tập trong thực tế viết lách để biết cách viết đúng các trường hợp chính tả “bất quy tắc”, mà chỉ có thể bằng kinh nghiệm hoặc nhớ thuộc lòng, thành thói quen mới viết đúng được. Thông thường, để viết đúng chính tả tiếng Việt, người viết nhất thiết phải nắm chắc hai nhóm quy tắc chính tả:
- Những quy tắc chính tả chung, bắt buộc đối với mọi người, tồn tại bên trong cấu trúc hệ thống chính tả tiếng Việt.
- Những trường hợp chính tả không nằm bên trong cấu trúc hệ thống chính tả tiếng Việt mà do các cách phát âm có tính địa phương hoặc các nguyên nhân lịch sử của chính tả tiếng Việt gây ra.
Đối với những quy tắc chính tả này đòi hỏi học sinh pải chăm chú rèn tập để nhớ kỹ, nhớ máy móc, theo kinh nghiệm và nhớ thuộc lòng cách viết từng từ, từng nhóm từ cụ thể kết hợp với việc suy sét ý nghĩa của từ mới viết đúng được. Xuất phát từ thực tế trên, các nhà việt ngữ học, một mặt cố gắng đưa vào sách giáo khoa các quy tắc chính tả chung nhất để dạy cho học sinh, mặt khác tiến hành biên soạn các loại từ điển chính tả, đặc biệt là các từ điển chính tả chuyên đề, để học sinh tập luyện cách viết đúng những từ “bất quy tắc” để viết sai. Từ điển thu thập hầu hết các từ ngữ tiếng Việt hiện đại và những từ ngữ tuy ngày nay ít dùng, thậm chí không còn dùng nữa, nhất là từ Hán – Việt nhưng còn gặp trong các thư tịch cổ, các văn bản, các tác phẩm văn học cổ, các ấn phẩm địa phương.