Đã cho vào giỏ hàng
Đã thêm vào danh sách ưa thích

Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa (Tập 2)

Thông tin sản phẩm

Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa (Tập 2) thông qua những hình ảnh những ngư dân Quảng Ngãi, Đà Nẵng tiến vào Hoàng Sa góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước nói lên lòng dân đối với đất nước thật sâu sắc

ST493-01
Còn hàng
70.000đ 99.000đ
(Đã gồm VAT)
NA
Trung Quốc
NA

Chi tiết sản phẩm

Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa (Tập 2)

Nhà xuất bản: Trẻ

Tác giả: Lê Văn Chương

Năm xuất bản: 2014

Số trang: 344

Khổ sách: 15.5x23cm

Dạng bìa: Bìa mềm

Giới thiệu sách:

 

 

Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa (Tập 2) 

 

 

Cuốn sách "Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa" (2 tập) của nhà báo Lê Văn Chương (Báo Biên Phòng, Văn phòng thường trú tại Quảng Ngãi) đã được lọt vào top bình chọn. Sách viết về các ngư dân Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng đã anh dũng kiên cường bám biển Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Sách được nhiều bạn trẻ bình chọn là có giá trị sâu sắc trong việc giáo dục cho thanh niên trẻ hướng về biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc

 

Cuốn sách là một tập hợp những phóng sự viết về những ngư dân kiên cường bám biển, họ hiện lên như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa để góp phần khẳng định chủ quyền đất nước, bất chấp bão tố gian nan.  Cuốn sách này tái hiện một lần nữa tinh thần yêu nước, quyết giữ gìn vùng biển  đảo của những ngư dân Quảng Ngãi, Đà Nẵng khi tiến vào Hoàng Sa. Những con người nhỏ bé đó đã góp một phần sức lực vào công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước, là minh chứng sống động nhất về lòng yêu nước.

 

Khi bản thảo Như Cây Phong Ba Trên Đảo Hoàng Sa (Tập 2) của tác giả Lê Văn Chương vừa hoàn thành thì sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chủ quyền biển đảo luôn là một vấn đề nóng không chỉ của những nhà lãnh đạo mà còn là mối quan tâm của từng người dân. Với mỗi người con đất Việt, bốn chữ "chủ quyền biển đảo" luôn thiêng liêng và đáng trân trọng bởi nó được đánh đổi bằng bao xương máu của các thế hệ cha anh. Dù luôn bị các thế lực nước ngoài đe dọa nhưng chưa bao giờ người dân Việt Nam thấy nao núng và buông xuôi.

 

Tác giả cùng đồng nghiệp có mặt trên đội tàu chấp pháp của Việt Nam, hàng ngày đối mặt với đoàn tàu ma quái của Trung Quốc trong âm thanh hỗn loạn để đưa tin. Sau chuyến đi, bản thảo đã được bổ sung và xuất bản. Qua những hình ảnh những ngư dân Quảng Ngãi, Đà Nẵng tiến vào Hoàng Sa góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước nói lên lòng dân đối với đất nước thật sâu sắc.

 

Suốt 15 năm làm công tác trinh sát biên phòng, tôi thường xuyên tiếp xúc và làm việc với nhiều ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đi hành nghề ở quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc bắt giữ, phạt tiền. Tất cả các vụ việc này đều được lưu vào hồ sơ nghiệp vụ. Và cứ mỗi ngày trôi qua, hồ sơ về các ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ lại dày thêm.


Khi làm việc, nhiều ngư dân trình bày một cách vô tư: "Hoàng Sa là của Việt Nam mình. Chúng tôi ra đó để cùng nhau giữ biển đảo. Chúng tôi mong được sự hỗ trợ và ủng hộ của báo chí và mọi người để ngư dân chúng tôi không đơn lẻ ở Hoàng Sa". Tôi xúc động khi nghe điều này.

 

Tội nghiệp cho ngư dân Quảng Ngãi, suốt nhiều năm, họ đã âm thầm gánh chịu những mất mát. Và giờ đây, những câu chuyện đó đã bắt đầu đến với bạn đọc. Đối với tôi, đó là niềm vui lớn. Chính vì vậy, tôi đã cố gắng chuyển tải tiếng nói của những ngư dân đi Hoàng Sa lên mặt báo. Đó vừa là trách nhiệm của một người làm báo, vừa là mệnh lệnh trong trái tim của người lính biên phòng.

 

Qua tập phóng sự Như Cây Phong Ba Trên Đảo Hoàng Sa, tôi tập hợp nhiều câu chuyện để bạn đọc gần xa cảm thông và chia sẻ với những ngư dân đã bám biển Hoàng Sa suốt 60 năm qua. Bạn sẽ tri ân những hùng binh Hoàng Sa hàng trăm năm về trước.”

 

Đọc phóng sự về những ngư dân bám biển, họ hiện lên như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa để góp phần khẳng định chủ quyền, bất chấp bão tố. Với phóng sự "Con tàu chở triệu tấm lòng" bạn sẽ nhận thấy tinh thần của những người con đất Việt hướng ra chủ quyền của Tổ quốc trên những con tàu. Bên cạnh đó còn có những càu chuyện mang tính nhân văn sâu sắc kể về những ngư dân giúp đỡ nhau khi ra Hoàng Sa mưu sinh.

 

sách văn hóa xã hội " Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa"  Lê Văn Chươngsách văn hóa xã hội " Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa"  Lê Văn Chương sách hay nên đọcsách văn hóa xã hội " Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa"  Lê Văn Chương giúp ban thêm yêu biển đảo quê hươngsách văn hóa xã hội " Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa"  Lê Văn Chương giùa ý nghĩa nhân vănsách văn hóa xã hội " Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa"  sách văn hóa xã hội " Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa"  Lê Văn Chương phần 1sách văn hóa xã hội " Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa" tiếng ôc u trên đảo

Bình luận

Trang chủ
Giỏ hàng
Hot Sale
Tài khoản