Đã cho vào giỏ hàng
Đã thêm vào danh sách ưa thích

Hà Nội 36 phố phường

Thông tin sản phẩm

Hà Nội 36 phố phường, cuốn sách giúp ta không phải có cảm giác hụt hẫng khi so sánh giữa Hà Nội xưa và nay, giữa Hà Nội trong truyện và thực tế, và hơn hết để ta có thể cảm nhận được nét đẹp của Hà Nội một cách trọn vẹn nhất như Thạch Lam đã từng cảm nhận

VI069
Hết hàng
20.000đ 25.000đ
(Đã gồm VAT)
Trung Quốc
HẾT HÀNG

Chi tiết sản phẩm

Hà Nội 36 phố phường

Nhà xuất bảnVăn học

Tác giảThạch Lam

Năm xuất bản12/2005

Số trang184

Khổ sách: 10 x 16 cm

Dạng bìa

Giới thiệu sách

 

Hà Nội 36 phố phường  

 

Cùng với sự phát triển của đất nước qua mỗi thời kỳ lịch sư, khu phố cổ Hà Nội với 36 phố phường mang dấu ấn văn hóa riêng. Hà Nội vẫn giữ nguyên cho mình những nét đẹp vốn có của chốn kinh kỳ xưa, nhưng không hẳn là không có ít nhiều thay đổi. Và Thạch Lam, người đã viết nên “ Hà Nội 36 phố phường” – tập bút ký tinh tế được tập hợp lại từ những bài viết in trên báo sau khi ông qua đời, như để nói hộ cho mọi trái tim tin yêu luôn hướng tới thủ đô, rằng “ Hãy yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội”.

 

Cuốn sách là dòng chảy cảm xúc với hai ngã rẽ. Ngã thứ nhất, ta sẽ bắt gặp rất nhiều những cảnh đời qua những mẩu truyện ngắn hết sức xúc động. Đó là nhà bác Lê goá bụa với mười một đứa con sống trong cảnh nghèo đói, là nhân vật “Tâm”- cô hàng xén với lối đường quê quen thuộc trong buổi hoàng hôn, hay “ nàng Dung”- người vợ trẻ phải chịu đựng hai lần chết. Họ là những người phụ nữ phải chịu đựng số phận éo le, cuộc sống buồn thảm. Dù vậy nhưng trong cuốn sách này, ta vẫn bắt gặp mầm non của thứ tình yêu lứa đôi vươn chồi mọc dậy như tình cảm giữa Thanh và Nga dưới bóng hoàng lan. Tất cả đều là những câu chuyện về những con người Hà Nội, nép mình dưới những khu phố khác nhau, với những mảnh ghép cuộc đời khác nhau, hiện lên đơn sơ dưới ngòi bút chân thực của tác giả.

 

Ngã rẽ thứ hai là một dòng chảy hoàn toàn mới. Thạch Lam  đưa ta đi qua từng cuộc phiếm du mang những cái tên độc đáo như “những nơi ăn chơi”, “những biển hàng”, “quà Hà Nội”, “những thứ “ chuyên môn” hay ngay cả con người bán các thức ấy. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, lãng đãng đến lạ lùng, đôi lúc có tức giận mà vẫn như thủ thỉ, tác giả đã nhận xét, đánh giá cả những vẻ đẹp cũng như vẻ xấu của phố phường, ẩm thực hay chính con người nơi đây, với những nét thay đổi nhiều mặt. Thạch Lam khiến bạn đọc sẽ không khỏi tự hào về văn hoá đất Thăng Long xưa, nhưng rồi bạn cũng sẽ có giây phút phải lắng lại, để nhìn nhận và suy nghĩ đôi chút.

 

Hà Nội ba mươi sáu phố phường của Thạch Lam được đánh giá là một cuốn bút ký dành riêng cho vẻ đẹp Hà Nội. Xét trong sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam, đây cũng là một áng văn đẹp thể hiện rất rõ phong cách tâm hồn ông. Phó Tiến sĩ Vũ Tuấn Anh, phụ trách Ban văn học hiện đại, Viện Văn học Việt Nam nói: "Đặt trong bối cảnh đương thời thì Hà Nội băm sáu phố phường là một tác phẩm rất có ý nghĩa. Nó trân trọng vẻ đẹp của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Cuốn sách mỏng, xinh xắn với chỉ 70 trang nhưng cho đến nay, khi người ta nói đến Hà Nội và những tác phẩm thể hiện được tinh hoa, vẻ đẹp của Hà Nội thì người ta vẫn nhắc đến Hà Nội băm sáu phố phường. Sau khi Thạch Lam mất đến nay đã nửa thế kỷ, đã có rất nhiều sách viết về Hà Nội nhưng với sự tinh tế của mình, Hà Nội băm sáu phố phường vẫn có vị trí rất đặc biệt trong số các tác phẩm viết về Hà Nội, khiến cho người đọc không thể quên được".

 

Thông tin tác giả

 

Thạch Lam (7/7/ 1910-28/6/1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân. Ông sinh tại Hà Nội trong một gia đình công chức, gốc quan lại; là em ruột Nhất Linh và Hoàng Đạo. Thạch Lam là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn, nhưng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng, ngòi bút trữ tình của ông có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ, những phụ nữ có số phận éo le, buồn thảm, những tiểu tư sản nghèo... Nhiều sáng tác của Thạch Lam rất gần với văn học hiện thực phê phán và phản ánh sự phân hóa theo xu hướng tiến bộ của Văn xuôi lãng mạn trong thời kỳ Mặt trận dân chủ.

 

Các tác phẩm chính:
 

Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, 1937), Nắng trong vườn (tập truyện ngắn,1938), Ngày mới (truyện dài, 1939), Theo dòng (bình luận văn học, 1941), Sợi tóc (tập truyện ngắn,1942), Hà Nội 36 phố phường (Bút ký, 1943). Hà Nội 36 Phố Phường là tựa đề của tập truyện ngắn của Thạch Lam, tập hợp một số truyện ngắn như: Nhà mẹ Lê; Đói; Hai lần chết; Hai đứa trẻ; Dưới bóng hoàng lan; Tối ba mươi; Cô hàng xén; Hà Nội băm sáu phố phường...

 

sách văn hóa xã hội " Hà Nội 36 phố phường  " thạch lamsách văn hóa xã hội " Hà Nội 36 phố phường  " thạch lam sách hay nên đọcsách văn hóa xã hội " Hà Nội 36 phố phường  " thạch lam mang đến nhiều kiến thứcsách văn hóa xã hội " Hà Nội 36 phố phường  " thạch lam trích đoạnhaysách văn hóa xã hội " Hà Nội 36 phố phường  " thạch lam ngôn từ phong phúsách văn hóa xã hội " Hà Nội 36 phố phường  " thạch lam giúp bạn hiểu thêm về hà nội

Bình luận

Trang chủ
Giỏ hàng
Hot Sale
Tài khoản