Thọ mai gia lễ phong tục của người Việt là một cuốn sách tập hợp các tập tục tang lễ, mà tác giả là cư sĩ Hồ Sĩ Tân (1690-1760), sống ở làng Hoàng Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã ghi chép lại
Thọ mai gia lễ phong tục của người Việt
Nhà xuất bản: Văn hóa Thông tin
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường
Năm xuất bản: 2015
Số trang: 132
Khổ sách:
Dạng bìa: Bìa mềm
Giới thiệu sách:
Thọ mai gia lễ phong tục của người Việt là một cuốn sách tập hợp các tập tục tang lễ, mà tác giả là cư sĩ Hồ Sĩ Tân (1690-1760), sống ở làng Hoàng Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã ghi chép lại. Cũng có người cho rằng, sách viết theo lời chỉ bảo của Thượng thư Hồ Sĩ Dương (1621-1681). Vì cuốn sách vốn đã rất hoàn bị và tỉ mẩn, nên rất nhiều đời Nho sĩ, triều đình của nước ta, thường trích lục, sao chép lại từng phần rồi chuyền tay nhau, đưa các điều sách nói đến như là kim chỉ nam hành động của mọi tang gia lúc đang bối rối bận rộn. Thế rồi dần dần đã có người đã tưởng lầm sách Thọ Mai gia lễ là quy chế về tang lễ... Tuy thế nhưng đã có nhiều nhân sĩ lên tiếng không tán thành những điều cổ hủ dị đoan trong sách. Tuy nhiên chúng ta cũng không phủ định được những lễ nghi phong tục ấy nó ăn sâu trong tâm thức của mỗi người Việt. Có điều chúng ta đã chọn lọc, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa ấy. Và tác giả Nguyễn Xuân Trường đã tổng hợp và biên soạn lại với mong muốn tìm lại những nét văn hóa, phong tục tín ngướng thiêng liêng tự ngàn đời để cho con cháu mai sau gìn giữ, trân trọng.
Cuốn sách chủ yếu trích lược lại các quy cách, tập tục theo Chu Công Đán, ngoài ra còn sưu tầm nhiều cách nghĩ, lối sống được dạy bảo trong Kinh Lễ của Đạo Khổng, và sách Trình Di đời Tống, thế kỷ thứ X, bên Trung Quốc. Tuy là sách tuyển chọn các nghi lễ bên Trung Quốc, nhưng tác giả cũng ghi chép các tập tục cúng bái, tang chế cách đây bốn năm trăm năm.
Trong cuốn sách tâm linh này, tcs giả Nguyễn Xuân Trường chỉ trích lược lại đôi điều của Thọ Mai gia lễ mà nhiều đời Nho sĩ đã sao lục lại, thường được thực hiện trong các gia đình quan lại và tầng lớp trung lưu, đồng thời kết hợp với những nghi thức của phong tục tập quán tại một số vùng.
Nội dung cuốn sách được tác giả chia thành 3 phần chính:
PHẦN MỘT
VÀI NÉT VỀ ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH, CAN CHI VÀ QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI XƯA VỀ TUỔI SINH KHẮC
Âm dương
Ngũ hãnh
Thiên can - địa chi
Can chi của năm. tháng, ngày, giờ
Bát quái
Dự bảo của bát quái với hướng nhà
PHẦN HAI
QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI XƯA VỀ CÁCH TÍNH
NGÀY - GIỜ TỐT TRONG NĂM
Hoàng đạo. hắc đạo
Cách chọn giờ hoàng đạo
Nhị thập bát tú và quan niệm tốt - xấu của người xưa... Lục thập hoa giáp
PHẦN BA
TANG LỄ
Làm tròn chữ hiếu
Các nghi thức tang chế
Nghi thức đưa đám
Những nghi thức sau lễ tang
Tìm hiểu nội dung cuốn sách, độc giả sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp và nét đẹp văn hóa truyền thống tự ngàn đời của ông cha ta, từ đó giữ gìn, trân trọng và bảo tồn chúng cho đến mãi ngàn sau.
Trân trọng giới thiệu!