Xuân Diệu - Thơ và đời mang đến cho người đọc bắt gặp trong thơ ông một con người khát sống, khát yêu, khao khát giao cảm với thiên nhiên, con người, chính điều ấy đã làm nên một Xuân Diệu – nhà thơ tình lớn
Xuân Diệu - Thơ và đời
Nhà xuất bản: NXB Văn học
Tác giả: Lữ Huy Nguyên
Năm xuất bản: 2010
Số trang: 472
Khổ sách: 13 x 19cm
Dạng bìa: Bìa mềm
Giới thiệu sách:
Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới", ... tiêu biểu đầy đủ nhất cho thời đại – Thời đại “cái tôi” được giải phóng. Vì thế mà người đọc bắt gặp trong thơ ông một con người khát sống, khát yêu, khao khát giao cảm với thiên nhiên, con người. Chính điều ấy đã làm nên một Xuân Diệu – nhà thơ tình lớn. Nhà xuất bản văn học và nhà thơ Lữ Huy Nguyên (Tên thật: Nguyễn Huy Lư) đã kết hợp để cho tác phẩm “Xuân Diệu- Thơ và đời” đến với độc giả yêu thích văn học, đặc biệt là yêu thích nguồn sống mãnh liệt trong thơ Xuân Diệu.
Xuân Diệu - Thơ và đời khao khát sống mãnh liệt của ông thôi thúc nhiều tâm hồn khác bừng sức sống và tỏa hương thơm ngát.
Trong những văn thơ của các bạn gửi đến Phong hóa hồi báo còn sống, một hôm chúng tôi nhận được một bài thơ ngắn dưới ký tên Xuân Diệu. Bài thơ ấy tả cái sức huyền diệu, cái lực thần tiên của âm nhạc vang động tới tận tâm hồn. Tác giả thấy hương thơm của hoa, thấy vị say của rượu ngọt, màu hương thơm của ánh sáng và những cảnh sương khói hiển hiện lẫn lộn trong dòng suối, lời chim và tiếng khóc than.
Ý thơ tỏ ra thi sĩ có một tâm hồn đằm thắm và rất dễ cảm xúc, nhưng lời thơ chưa được chải chuốt: ngượng nghịu như những ngón tay đờn uốn nắn còn non. Cách đó ít lâu, ông Xuân Diệu gửi đến một bài thứ hai sửa lại bài trước, trong đó chúng tôi thấy sự âu yếm của thi sĩ đối với nghệ thuật mình, và sự cố gắng diễn đạt những cảm tưởng của mình bằng những lời xứng đáng. Ông khuyên người yêu hãy lắng nghe “khúc nhạc thơm” nhuần thấm, hãy “uống thơ tan trong khúc nhạc” và:
Hãy tự buông cho khúc nhạc hường
Dẫn vào thế giới của Du dương;
Ngừng hơi thở lại, xem trong ấy
Hiển hiện hoa và phảng phất hương…
Đó là bốn câu chu đáo nhất trong mười sáu câu bối rối và mơ hồ.
Viết về thơ và cuộc đời của Xuân Diệu trong vỏn vẹn một tập sách quả đúng “bắt voi bỏ rọ”. Hơn 50 tác phẩm, nửa thế kỷ sáng tạo, cả một cuộc đời phong phú, sống sôi nổi, chân thành, thủy chung rất mực với đời:
“Hãy để cho tôi được giã từ
Vẫy chào cõi thự để vào hư
Trong hơi thở chót dâng trời đất
Cũng vẫn si tình đến ngất ngữ”
(Không đề).
Thơ tình của Xuân Diệu là thơ tình, cố nhiên, nhưng thông qua tình yêu, tác giả truyền cảm xúc sâu thẳm về cuộc sống, về đời người. Bất cứ bài thơ tình nào của Xuân Diệu cũng mang theo nó âm hưởng, cộng hưởng đầy ý nghĩa của cuộc đời. Đọc xong mỗi bài thờ đó đều thấy yêu người yêu đời tha thiết, yêu tình yêu muôn màu, yêu cuộc đời bao la.
Về Xuân Diệu:
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình làm trong khoảng 1936 - 1944, thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, ông được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình".
Ông từng được Hoài Thanh và Hoài Chân đưa vào cuốn Thi nhân Việt Nam (1942).