Đã cho vào giỏ hàng
Đã thêm vào danh sách ưa thích

Tủ sách triết học phương đông: nhập môn triết học đông phương 

Thông tin sản phẩm

Nhập môn triết học Đông phương không phải là một cuốn sách giáo khoa về triết học.

ST289-03
Còn hàng
30.000đ 48.000đ
(Đã gồm VAT)
NA
Trung Quốc

Chi tiết sản phẩm

TỦ SÁCH TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG: NHẬP MÔN TRIẾT HỌC ĐÔNG PHƯƠNG 
 
Tác Giả: Thu Giang Nguyễn Duy Cần 
 
Khổ sách: 13x19cm
 
Số trang: 188 
 
Năm xuất bản: 03/2013
 
Giới thiệu sách:
 

Tủ sách triết học phương đông: nhập môn triết học đông phương 

 

Những năm gần đây, đã có rất nhiều ấn phẩm về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, triết học, tâm lý, tâm linh và cả đến tôn giáo theo các truyền thống phương Đông. Sự kiện phát huy và nở rộ các lĩnh vực tư duy tìm về bản sắc dân tộc này, kết hợp với nhu cầu đuổi kịp bước đi tiên tiến của thời khoa học hiện đại và hậu hiện đại ngày nay, quả là những nỗ lực rất đáng tôn vinh và ca ngợi. Nhập Môn Triết Học Đông Phương không phải là một cuốn sách giáo khoa về triết học. Ở đây, học giả Nguyễn Duy Cần bàn về những điểm đặc sắc và cốt lõi của triết học phương Đông: về khái niệm âm dương, triết học Phật – Lão – Trang. Trong sách, Nguyễn Duy Cần đề cao triết học nhất nguyên, coi những sự đối lập là bề mặt và bề trái của một chỉnh thể thống nhất.

 

Tập sách này là một giáo trình “nhập môn”, nghĩa là một tập sách khai tâm, tập sách bước đầu hướng dẫn vào lĩnh vực suy tư triết học của các nền văn hóa Đông phương, chứ chưa đi đến những góc độ tư duy thật sâu rộng và chi tiết. Nói như thế không có nghĩa là tập sách này phải dừng lại ở những thông tin hời hợt, những cách học hỏi nông cạn, những khẳng định không bằng chứng và do bởi thiên kiến. Trái lại, nó đã phải đưa ra những nội dung căn bản và thiết yếu của vấn đề. “Nhập môn Triết học Đông phương”: khi nói đến môn học này, người ta thường nghĩ ngay đến việc Khổng tử, Lão tử, Đức Phật sinh sống vào thời kỳ nào, các ông đã nói những gì, răn dạy những gì, ngày nay có còn hợp thời nữa không, và chúng ta còn có thể nắm giữ được những điều gì... Hiểu như thế thì “Nhập môn triết học Đông phương” là một môn học lịch sử: lịch sử tư tưởng, lịch sử văn minh văn hóa...Nhưng khi nói “triết học”, thì nhất thiết cũng phải đặt vấn đề “suy tư triết học” là gì, như thế nào, để làm gì, với mục đích nào?... Và như thế thì học “triết học” tức cũng phải học biết cách “suy tư triết lý”.

 

Và khi nói “triết học Đông phương”, thì nhất thiết cũng phải nêu vấn đề “tư tưởng Đông phương” là gì, “suy tư Đông phương” có khác suy tư Tây phương không, và nếu có thì khác nhau ở đâu, như thế nào, và viễn ảnh tương lai vẫn sẽ cứ còn khác nhau hay có thể có một triển vọng đồng quy, đồng thuận nào chăng?...

 

Trong sách, Nguyễn Duy Cần đề cao triết học nhất nguyên, coi những sự đối lập là bề mặt và bề trái của một chỉnh thể thống nhất. Đọc Nhập môn triết học Đông phương, ta nhìn thấy được một khía cạnh khác ít gai góc và khô khan hơn của triết học cũng như tìm thấy được vẻ đẹp muôn màu của triết học Đông phương.

 

Thông tin tác giả:

Nguyễn Duy Cần, hiệu là Thu Giang, sinh năm 1907 ở Mỹ Tho (Tiền Giang), mất năm 1998 tại Sài Gòn. Ông là học giả nổi tiếng vào khoảng những năm 50, 60 của thế kỷ 20, từng là giáo sư của trường Đại học Vạn Hạnh và trưởng ban Triết Đông của Đại học Văn khoa Sài Gòn (nay là Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh). Sinh thời, ông viết rất nhiều sách, bao gồm các chủ đề như: học làm người, nghệ thuật sống, chuyên khảo, bình luận. Ngoài công việc viết lách, ông còn am tường châm cứu và chữa bệnh Đông y. Sinh thời, Thu Giang có nhiều học trò, nhưng đáng tiếc, ông không để lại một cuốn sách nào viết về y thuật.

 
 
 
Sách kiến thức " Tủ sách triết học phương đông: nhập môn triết học đông phương" Nguyễn Duy cẩn

Bình luận

Trang chủ
Giỏ hàng
Hot Sale
Tài khoản