Our Post Human Future – Tương lai hậu nhân loại đề cập đến những hậu quả của cách mạng sinh học
Như chúng ta đã biết, con người ngày càng văn minh, càng sử dụng tới nhứng thứ không còn cần đến nhiều lao động. Có nhiều công trình khoa học tưởng chừng như không thể đã ra đời. Không thể phủ định những lợi ích của những ý tưởng , công trình lớn lao ấy, nhưng không thể không nói đến những hậu quả mà thế hệ tương lai phải gánh hậu quả .
Tương lại hậu nhân loại là một cuốn sách viết về các vấn đề về chính trị, văn hóa, đạo đức lớn nhất mà con người phải đối mặt . Những tiến bộ khoa học nhất sẽ vẫn tiếp tục được sinh ra, tác giả đặt câu hỏi phải đặt ra thế nào để việc thay đổi hành vi con người không làm thay đổi nền dân chủ thế giới. Những việc làm của các nhà khoa học như can thiệp vào thay đổi tế bào, thay đổi gen, biến đổi ghép AND - tất cả những việc làm đều có một mong muốn là giúp cho con cháu của họ. Những hành động làm thay đổi con của họ như thay đổi chiều cao , màu mắt, cân nặng…với mục đích làm tăng tuổi thọ hay sức mạnh nhưng điều này có đáng khao khát không ? Sẽ là những hậu quả gì về con người sau nhứng ý tưởng đó được hình thành, sẽ có những vấn đề gì về đạo đức, phẩm chất nhân cách con người…
Lập luận rằng những tiến bộ vĩ đại nhất sẽ tiếp tục xuất hiện trong khoa học về sự sống, Francis Fukuyama đặt câu hỏi về việc khả năng chỉnh sửa hành vi con người sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền dân chủ tự do. Thành công tột đỉnh của cách mạng công nghệ sinh học - sự can thiệp vào dòng mầm, khả năng thao túng ADN của tất cả thế hệ hậu duệ của con người - sẽ có những hậu quả sâu sắc, tiềm ẩn tồi tệ, cho trật tự chính trị của chúng ta, dù được tiến hành bởi những bậc cha mẹ bình thường mong muốn tìm cách cải thiện cho con cái của họ.
Những tiến bộ thần kỳ trong công nghệ ADN những năm vừa qua không còn là chuyện khoa học giả tưởng. Giờ đây không chỉ nhân bản vô tính con người có thể xảy ra. Lần đầu tiên kể từ khi trái đất hình thành cách đây bốn tỉ năm, hay sự xuất hiện của con người cách đây 10 triệu năm, người ta sẽ có thể chọn lựa giới tính, chiều cao, màu mắt, tính cách và trí thông minh cho con cái. Thậm chí còn có thể tạo ra 'siêu con người' bằng cách kết hợp gene người với gene của những động vật khác để tăng cường sức mạnh hay tuổi thọ. Nhưng điều này có đáng khao khát không? Sẽ có những hậu quả chính trị và đạo đức gì? Có phải sẽ chẳng còn gì để nói nữa về 'bản chất con người'? Đây có phải là sự kết thúc của nhân loại?
Tương lai hậu nhân loại với những từ ngữ chuyên sâu, uyên thâm; là những suy nghĩ, dự đoán không xa về tương lai nếu con người còn những hành động không suy nghĩ, sẽ không phải là sự tiến tới tương lai mà là sự diệt vong của trái đất
Một số nhân xét về cuốn sách
“Tương Lai Hậu Nhân Loại là một tác phẩm quan trọng và uyên thâm, cảnh báo rằng thuốc Ritalin dành cho các cậu trai hung hăng của hôm nay có thể trở thành 'sự hủy diệt' bản tính con người ở ngày mai. Chắp nối hiểm họa sinh học với việc hạ thấp nhân phẩm, lời giải đáp của Fukuyama đối với tình thế lưỡng nan về đạo đức trong kỷ nguyên công nghệ sinh học của chúng ta là một đạo lý ăn sâu cắm rễ trong nhu cầu và tiềm năng của giống loài chúng ta."
FRANS de WAAL, tác giả cuốn The Ape and the Sushi Master
"Một trong những cách để chúng ta hiểu được sự thay đổi xã hội sâu sắc... đó là Francis Fukuyama có mặt để chỉ cho chúng ta thấy thay đổi đang xảy ra... Ông đặt ra những câu hỏi rộng; ông phát triển những câu trả lời mạch lạc; và ông làm thay đổi chương trình nghị sự của cuộc tranh luận công khai."
ALAN EHRENHALT, The Wall Street Journal
"Francis Fukuyama là một nhà phân tích, mà nói về mặt trí tuệ thì, chỉ giật thột lên trước một khả năng lớn lao bao trùm nào đó của lịch sử có thể xảy ra."
ANTHONY GOTTLIEB, The New York Times Book Review
"Fukuyama là một trong số ít trí thức Hoa Kỳ... có năng lực truyền dạy kiến thức vể lịch sử thế giới và sự thấu hiểu về học thuyết xã hội trên những đề tài có tầm quan trọng đương thời không thể phủ nhận."
MICHAEL KAZIN, The Washington Post Book World
Thông tin tác giả:
Francis Fukuyama viết lách rất rộng về những đề tài liên quan đến sự quan ngại cho nền dân chủ và kinh tế chính trị quốc tế. Tác phẩm The End of History and the Lost Man của ông được Free Press xuất bản năm 1992 và được dịch ra hơn hai mươi ngôn ngữ. Các tác phẩm gần đây nhất của ông gồm America at the Crossroads: Democracy, Power, Neoconservative Legacy, và Falling Behind: Explaining the Development Gap between Latin America and the United States. Tác phẩm mới nhất, The Origins of Political Order: From Prehumon Times to the French Revolution được xuất bản vào tháng 4 năm 2011.
Francis Fukuyama lấy bằng cử nhân tại Cornell University, và lấy học vị tiến sĩ về khoa học chính trị tại Harvard, ông là thành viên Khoa Khoa học chính trị của RAND Corporation trong các năm 1979-1980, 1983-1989, và 1995-1996. Ông là thành viên Hội đồng lập kế hoạch chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong các năm 1981-1988 và 1989, lần đầu là trong vai trò thành viên thường trực chuyên về ngoại giao Trung Đông, và sau đó là Phó giám đốc các vấn đề quân sự - chính trị châu Âu. Tư 1996-2000 ông là giáo sư về chính sách công tại Khoa Chính sách công của Đại học George Mason, và từ năm 2001 -2010 ông là giáo sư kinh tế chính trị quốc tế tại Paul H. Nitze School of Advanced International Studies, Johns Hopkins University. Từ năm 2001-2004 ông là thành viên Hội đồng cố vấn của tổng thống về Đạo đức sinh học.
Tiến sĩ Fukuyama là chủ tịch ban biên tập The American Interest, mà ông đã giúp thành lập vào năm 2005. Ông nhận tiến sĩ danh dự từ Connecticut College, Doane College, Doshisha University (Nhật), và Kansai University (Nhật). Ông là thành viên Ban quản trị của Rand Corporation, Hội đồng quản trị National Endowment for Democracy, và thành viên ban tư vấn cho Journal of Democracy, Inter-American Dialogue, và The New America Foundation.